Các nhóm người Thái - Kadai
Ngồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các nhóm người Thái hay các nhóm người Thái-Kadai là cụm từ được sử dụng để nói một cách tổng thể về một số các nhóm nhóm người ở miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á, trải dài từ đảo Hải Nam tới miền đông Ấn Độ và từ miền nam Tứ Xuyên tới Lào, Thái Lan, một phần Việt Nam, với ngôn ngữ sử dụng thuộc ngữ hệ Thái-Kadai và chia sẻ một số các truyền thống cùng lễ hội tương tự, bao gồm cả Songkran (Lễ đón năm mới của các nhóm người Thái). Mặc dù chưa bao giờ có một nhà nước dân tộc thống nhất của chính họ, nhưng các dân tộc này cũng có sự tương đồng về lịch sử, ý niệm mơ hồ về "nhà nước Tai cổ" ở một số nơi, và phần lớn các dân tộc này đều tự nhận mình là "người Thái".
Nghiên cứu ngôn ngữ học so sánh dường như chỉ ra rằng các nhóm người Thái là những hậu duệ của một nền văn hóa nói tiếng Tiền Thái-Kadai (Tày – Thái cổ) ở miền nam Trung Quốc và họ nguyên thủy có thể là hậu duệ của người Nam Đảo (người Austronesia). Trước khi đến sinh sống tại Trung Hoa lục địa, người ta cho rằng người Thái đã di cư từ quê hương trên đảo Đài Loan nơi mà họ sử dụng phương ngữ của tiếng “Tiền Nam Đảo” (proto-Austronesia) hay một trong các ngôn ngữ hậu duệ của nó. Sau khi có sự xuất hiện của các nhóm nhóm người nói các ngôn ngữ Hán-Tạng từ Trung Hoa đại lục trên đảo Đài Loan thì các nhóm người Thái có lẽ đã di cư vào trong Trung Hoa đại lục, có thể là bằng con đường dọc theo sông Châu Giang, nơi mà ngôn ngữ của họ đã thay đổi lớn về mặt ký tự so với các ngôn ngữ Nam Đảo khác dưới ảnh hưởng của sự pha trộn từ các ngôn ngữ Hán-Tạng và H'Mông-Miền(Miêu-Dao). Sự xuất hiện của người Hán tại khu vực ở miền nam Trung Quốc này có thể đã thúc đẩy các nhóm người Thái di cư hàng loạt một lần nữa, lần này là về phía nam và tây nam, vượt qua các dãy núi để tiến vào Đông Nam Á. Trong khi giả thuyết này về nguồn gốc của các nhóm người Thái hiện vẫn là học thuyết chính nhưng vẫn không có đủ các chứng cứ khảo cổ học để chứng minh hay bác bỏ nhận định này và chỉ riêng chứng cứ ngôn ngữ học thì không đủ để đưa ra kết luận.
Tuy nhiên, trong sự hỗ trợ tiếp sau này cho giả thuyết này thì người ta tin rằng nhóm đơn bội O1 Y-ADN là gắn liền với cả người Nam Đảo và các nhóm người Thái. Sự phổ biến của nhóm đơn bội O1 Y-ADN trong số các nhóm người Nam Đảo và Thái cũng gợi ý về nguồn gốc tổ tiên chung với các dân tộc Hán-Tạng, Nam Á và H'Mông-Miền vào khoảng 35.000 năm trước tại Trung Quốc. Nhóm đơn bội O2a cũng được phát hiện với tần suất cao trong số các dân tộc Thái, và đây là dấu vết mà họ chia sẻ với các dân tộc Nam Á. Các nhóm đơn bội Y-ADN O1 và O2a là các phân nhánh huyết thống của Nhóm đơn bội O Y-ADN, và tự nó lại là phân nhánh huyết thống của nhóm đơn bội K Y-ADN, một đột biến di truyền mà người ta tin rằng đã bắt nguồn từ khoảng 40.000 năm trước tại một khu vực nào đó nằm giữa Iran và miền trung Trung Quốc. Bổ sung cho đặc tính nhóm người đề cập trên đây thì ông tổ của nhóm đơn bội K có lẽ là tổ tiên của gần như mọi người Melanesia hiện đại và tộc Mông Cổ cùng thổ dân châu Mỹ. Nhóm đơn bội K tự nó là phân nhánh huyết thống của nhóm đơn bội F Y-ADN, mà người ta tin rằng đã bắt nguồn từ Bắc Phi hay Tây Nam Á vào khoảng 45.000 năm trước. Nhóm đơn bội F được coi là gắn liền với làn sóng di cư lớn thứ hai ra khỏi châu Phi đại lục. Bổ sung cho đặc tính nhóm người đề cập trên đây thì ông tổ của nhóm đơn bội F có lẽ là tổ tiên của mọi nhóm người Ấn-Âu.
Ảnh: Lễ hội té nước ở Thái Lan
1. Những quốc gia do các nhóm người Thái lập nên
- Trường Sinh quốc / Đại Lịch / Đại Nam (ở Quảng Tây và phía bắc Việt Nam; xem Nùng Trí Cao)
- Nhà nước của các tộc người Lào
2. Phân chia
Cấu trúc chính xác của các nhánh huyết thống của các nhóm người Thái là chủ đề tranh cãi hiện nay của các nhà ngôn ngữ học và các nhà khoa học xã hội khác. Hiện tại vẫn không có sự đồng thuận về vấn đề phân tầng. Tuy nhiên, có sự đồng thuận chung về sự tồn tại của các nhóm khác biệt sau đây:
- Các nhóm khác cũng được coi là hậu duệ của người Thái cổ:
- Các nhóm nhóm người nói ngôn ngữ Thái-Kadai nhưng không là hậu duệ của nhóm người Thái, ví dụ như:
Có một nhóm nhóm người gọi là người Lạp Già (拉珈) ở tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc về mặt nhóm người là hậu duệ của người Dao nói thứ tiếng thuộc ngữ hệ Thái-Kadai gọi là tiếng Lạp Già. Những hậu duệ nhóm người Dao này có lẽ đã sinh sống trong khu vực chủ yếu là những người nói tiếng thuộc ngữ chi Thái và bị đồng hóa bởi tiếng Thái-Kadai thời kỳ đầu (có thể là ngôn ngữ của các tổ tiên của người Tiêu).
3. Phân bố địa lý
Các nhóm người Thái theo dòng lịch sử đã từng cư trú tại Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á lục địa kể từ thời kỳ mở rộng ban đầu của họ. Sự phân bố địa lý chính của họ tại các quốc gia trong khu vực này trông tương tự như một vòng cung mở rộng từ đông bắc Ấn Độ qua miền nam Trung Quốc và kéo dài xuống khu vực Đông Nam Á. Những cuộc di cư tương đối gần đây của các nhóm người Thái đã đưa một lượng dân số người Thái đáng kể tới Sri Lanka, Nhật Bản, Đài Loan, Australia, New Zealand, châu Âu, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Argentina và Bắc Mỹ. Sự đa dạng nhóm người lớn nhất của các nhóm người Thái có tại Trung Quốc, nơi được coi là quê hương thời kỳ tiền sử của họ.
a. Nhóm người Thái "hạt nhân" tại Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á:
Do sự đa dạng nhóm người lớn trong số các nhóm người Thái "hạt nhân" tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, nên sự phân bố địa lý của mỗi nhóm nhóm người Thái trong các khu vực này được khái quát như sau. Người Thái (Thái Lan), người Lào (Lào) là thành phần dân số chính, cũng là nơi tập chung đông nhất của dân tộc đó tại mỗi nước, ngoài ra còn có các nhóm Thái, Lào sinh sống tại Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar được xem như các dân tộc thiểu số tại đây. Người Choang (Zhuang) tập trung chủ yếu tại Quảng Tây (Trung Quốc), người Tày, Nùng tập trung chủ yếu tại khu vực đông bắc Việt Nam.
b. Các nhóm Thái khác
- Các nhóm người Kam-Sui tập trung tại Trung Quốc cũng như tại các khu vực cận kề ở miền bắc Lào và Việt Nam.
- Người Saek dọc theo sông Mê Kông ở miền trung Lào. Một cộng đồng nhỏ người Saek sinh sống tại khu vực Isan ở đông bắc Thái Lan, gần biên giới với Lào.
- Người Lạp Già một nhóm nhóm người tập trung tại tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và các khu vực cận kề thuộc Việt Nam, là hậu duệ của người Dao, nhưng nói tiếng thuộc ngữ hệ Thái-Kadai gọi là tiếng Lạp Già. Những người gốc Dao này có lẽ đã sinh sống trong khu vực chủ yếu là các tộc người nói tiếng Thái và bị đồng hóa tiếng Thái-Kadai thời kỳ đầu (có thể là ngôn ngữ của các tổ tiên của người Tiêu).
- Người Lâm Cao nhóm người tập trung tại tỉnh Hải Nam của Trung Quốc, sử dụng thứ tiếng thuộc ngữ hệ Thái-Kadai gọi là tiếng Lâm Cao. Họ được phân loại như là người Hán trong hệ thống phân loại nhóm người của Trung Quốc.
- Người Lào ở Argentina: Trong thời gian gần đây, một lượng lớn người Lào đã di cư tới Argentina.
4. Ngôn ngữ
Các thứ tiếng mà các nhóm người Thái sử dụng được gọi chung là ngữ hệ Thái-Kadai. Các thứ tiếng được sử dụng nhiều nhất trong ngữ hệ Thái-Kadai là ngữ hệ Thái, bao gồm tiếng Thái, ngôn ngữ chính thức của Thái Lan, tiếng Lào của người Lào, cũng là ngôn ngữ chính thức của Lào, tiếng Shan ở Myanma và tiếng Choang, một nhóm các ngôn ngữ ở miền nam Trung Quốc. Các ngôn ngữ này là ngôn ngữ thanh điệu, nghĩa là các thay đổi ở thanh điệu của từ có thể làm thay đổi nghĩa của nó. Mặc dù các dân tộc khác nhau trong nhóm này không thể giao tiếp với nhau do có quá nhiều sự khác biệt ngôn ngữ, tuy nhiên sự khác biệt đó lại chủ yếu đến từ những từ phái sinh do quá trình phát triển của xã hội, di cư, du nhập, đồng hóa… nhưng những từ gốc (từ cơ bản để xác định ngôn ngữ, ngữ hệ, đây là những từ đầu tiên mà con người nói) thì lại có tỉ lệ tương đồng rất lớn 50 – 80%, điều này thậm chí còn lớn hơn cả giữa các nhóm người Hán tại Trung Quốc với nhau.
Có một số sự tối nghĩa và mơ hồ trong việc sử dụng thuật ngữ nhóm người Thái hay người Thái, do nhóm người Thái/người Thái cũng có thể dùng để chỉ những người nói thứ tiếng thuộc nhánh tiếng Thái của ngữ hệ Thái-Kadai. Theo ngữ cảnh này thì (các) nhóm người Thái sẽ là nhánh nhóm người chính của các nhóm người Thái-Kadai. Tuy nhiên, nhiều nhánh khác trong các đơn vị huyết thống khác của các nhóm người Thái-Kadai theo nghĩa rộng cũng tự coi mình là người Thái, chứ không phải Thái-Kadai. Trên thực tế, chỉ một vài nhóm người Kadai tự coi mình là người Thái Kadai. Để giải quyết sự tối nghĩa và mơ hồ này, trong bài này và một số các loạt bài liên quan khác, thuật ngữ người Thái "hạt nhân" hay nhóm người Thái "hạt nhân" sẽ được sử dụng khi đề cập tới các dân tộc Thái theo nghĩa hẹp trong phạm vi của các nhóm người Thái-Kadai.